TRỤ SỞ CHÍNH

  • 36 Tôn Thất Đạm, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh
  • (028) 38.971.640

Văn phòng Quận Thủ Đức

  • Lầu 2, Tòa nhà hiệu bộ, 56 Hoàng Diệu 2, Quận Thủ Đức, TPHCM
  • (028) 38.971.640

Tài chính toàn diện – Cuộc hành trình đầy trăn trở

[IEF-BUH] Trong khuôn khổ hợp tác khoa học và hoạt động của Đề tài cấp ngành, sáng ngày 19 tháng 7 năm 2017, Khoa Kinh tế Quốc tế Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Giải pháp phát triển các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam”. Buổi tọa đàm nhằm mục tiêu trao đổi, thảo luận về những khó khăn và kinh nghiệm của các tổ chức tài chính vi mô trong quá trình hoạt động, từ đó tìm ra những giải pháp để phát triển bền vững các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam.

Tham dự buổi tọa đàm, về phía khách mời, có sự góp mặt của đại diện đến từ các tổ chức tài chính vi mô, Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và khu vực các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long như:

-        Bà Phan Thị Kim Lan, Kế toán trưởng kiêm Trưởng phòng Quản lý Nhân lực - Hành chính Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (CEP).

-        Bà Nguyễn Thị Mai Hương, Điều phối viên chương trình Tổ chức liên minh Na-Uy tại Việt Nam.

-        Bà Cổ Tấn Mỹ Dung, Phó Giám đốc và bà Hồ Mai Hương, Kế toán trưởng Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ Phát triển Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (CWED).

-        Bà Trần Thị Phấn Khanh, đại diện Quỹ Dariu thành phố Hồ Chí Minh.

-        Bà Nguyễn Thị Kim Thoa, Phó chủ tịch Hội LHPN tỉnh Bến Tre, Thành viên HĐQL Quỹ và bà Nguyễn Thị Thu Ba, Giám đốc Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tỉnh Bến Tre.

-        Bà Nguyễn Thị Thu Hồ, Giám đốc Quỹ trợ vốn Liên đoàn Lao động Cần Thơ, Liên đoàn lao động thành phố Cần Thơ.

-        Bà Trần Thị Thanh Thụy, Giám đốc Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tỉnh Tiền Giang (MOM).

-        Ông Nguyễn Tiến Nhân, Phó chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước tỉnh Tiền Giang.

Về phía trường Đại học Ngân hàng, có sự tham dự của PGS. TS. Nguyễn Thị Nhung, nguyên Phó hiệu trưởng; PGS. TS. Hạ Thị Thiều Dao, Trưởng Khoa Kinh tế Quốc tế kiêm Chủ tịch Công đoàn trường; các thành viên trong nhóm nghiên cứu đề tài cùng các giảng viên, cán bộ công nhân viên trong trường.


Ban Tổ chức và các khách mời tham dự tọa đàm chụp hình lưu niệm

 

Tài chính vi mô ngày càng thể hiện vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là công cuộc xóa đói giảm nghèo tại các quốc gia đang phát triển. Những năm gần đây, Ngân hàng Nhà nước ban hành hàng loạt các văn bản liên quan đến tài chính vi mô nhằm thực thi Đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020, cho thấy tầm quan trọng của tài chính vi mô trong hệ thống tài chính Việt Nam. Phát triển tài chính vi mô bền vững trở thành vấn đề rất được quan tâm hiện nay, ở góc độ học thuật và thực hành. Buổi tọa đàm là nơi gặp gỡ giữa các nhà nghiên cứu và các nhà thực hành để tiếp thu những khó khăn và học hỏi kinh nghiệm trong quá trình hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô, thông qua đó đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm phát triển các tổ chức này tại Việt Nam một cách bền vững.

Mở đầu buổi tọa đàm, PGS. TS. Hạ Thị Thiều Dao đã khái quát tình hình nghiên cứu liên quan đến tài chính vi mô, tài chính toàn diện khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tiếp theo là phần chia sẻ những khó khăn và kinh nghiệm trong quá trình xin cấp phép hoạt động tài chính vi mô trong điều kiện pháp lý hiện nay của bà Trần Thị Thanh Thụy, Giám đốc Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tỉnh Tiền Giang (MOM). Bà Phan Thị Kim Lan, Kế toán trưởng kiêm Trưởng phòng Quản lý Nhân lực - Hành chính Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (CEP) đã trình bày những khó khăn và kinh nghiệm huy động nguồn vốn cho hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô, trường hợp điển hình tại CEP. Qua đó, người tham dự có cái nhìn thực tế về quá trình hình thành và phát triển của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam cũng như những vướng mắc mà các tổ chức này đang gặp phải trong hoạt động.

 

Các diễn giả trình bày tham luận



Các diễn giả trình bày tham luận

Sau phần trình bày của các diễn giả là phần trao đổi, thảo luận giữa những nhà nghiên cứu và đại diện đến từ các tổ chức tài chính vi mô. Nhiều câu hỏi đã được đặt ra và bàn luận sôi nổi, chủ yếu xoay quanh những nguyên nhân tạo nên khó khăn trong quá trình xin cấp phép và chuyển đổi các tổ chức tài chính vi mô, những khó khăn trong việc tự tìm nguồn vốn cũng như trở ngại đối với tổ chức tài chính vi mô trước và sau khi chuyển đổi. Trong đó, khó khăn chủ yếu được xác định ở điều kiện pháp lý. Bên cạnh đó, vấn đề phát triển bền vững tài chính vi mô về độ sâu và độ rộng cũng được đề cập, tập trung ở vấn đề nâng cao nhận thức của người dân về tài chính vi mô tại Việt Nam.

Kết thúc tọa đàm, thay mặt Ban tổ chức, PGS. TS. Nguyễn Thị Nhung đã gửi lời cảm ơn đến các khách mời đã đến tham dự và chia sẻ rất nhiều thông tin hữu ích về thực tế và kinh nghiệm hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô; đồng thời, nhấn mạnh điểm mấu chốt của khó khăn trong quá trình hoạt động của các tổ chức này nằm ở cơ chế, chính sách của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Đó chính là cơ sở để nhóm nghiên cứu đề xuất các giải pháp để phát triển bền vững các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam. Với tinh thần đó, hi vọng rằng hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam sẽ có những bước phát triển bền vững trong tương lai.              

 Tin: Nhi Quang

Ảnh: Minh Hải

Thông tin thêm về hội thảo:

- Quỹ hỗ trợ người nghèo: Muốn lãi suất thấp phải cho ưu đãi,
 http://bizlive.vn/ngan-hang/vpbank-cho-vaytong-tien-gui-vot-len-125-loi-nhuan-truoc-thue-6-thang-gap-doi-cung-ky-3011405.html

- Gập ghềnh đi tới… chính danh tài chính vi mô:

 



Khoa Kinh tế Quốc tế

Liên hệ

  • TRỤ SỞ CHÍNH

    36 Tôn Thất Đạm, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh

    (028) 38.971.640

    khoaktqt@hub.edu.vn

  • Văn phòng Quận Thủ Đức

    Lầu 2, Tòa nhà hiệu bộ, 56 Hoàng Diệu 2, Quận Thủ Đức, TPHCM

    (028) 38.971.640

Liên kết mạng xã hội

Facebook Page

kita group giới thiệukita group dự ánkita group liên hệkita group STELLA MEGA CITYkita group STELLA RESIDENCE