CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
Tên chương trình: KINH DOANH QUỐC TẾ
(INTERNATIONAL BUSINESS)
Trình độ đào tạo: Đại học
Chuyên ngành đào tạo: Kinh doanh quốc tế
Mã số:
(Ban hành theo Quyết định số /QĐ-ĐHNH ngày …tháng… năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh )
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân chuyên ngành Kinh doanh quốc tế thuộc ngành Kinh tế quốc tế có năng lực đáp ứng yêu cầu bậc 6 trong khung trình độ quốc gia Việt Nam (ban hành theo Quyết định 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ), có kiến thức, kỹ năng, và thái độ chuyên nghiệp đáp ứng cho doanh nghiệp và xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa.
1.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.1. Kiến thức:
Chương trình cung cấp những kiến thức nền tảng, hiện đại để giúp người học nắm vững các kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu trong kinh doanh ở môi trường quốc tế. Các khối kiến thức bao gồm: khối kiến thức đại cương, khối kiến thức cơ sở ngành, khối kiến thức ngành và chuyên ngành Kinh doanh quốc tế. Đặc biệt, trang bị cho sinh viên kiến thức về liên quan đến kinh doanh – thương mại trong môi trường các công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các tổ chức quốc tế, và các đơn vị có nghiệp vụ liên quan đến kinh doanh – thương mại quốc tế.
1.2.2. Về kỹ năng:
Thông qua quá trình học tập rèn luyện cho người học những kỹ năng thiết yếu trong kinh doanh như: kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng tự học tự trau dồi kiến thức và nghiệp vụ, kỹ năng phân tích kinh doanh, kỹ năng giao tiếp trong môi trường đa văn hóa, các kỹ năng về ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh, khả năng tư duy và phản biện trong môi trường làm việc đa văn hóa, đa quốc gia.
1.2.3. Về thái độ, phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp:
Rèn luyện cho sinh viên có thái độ sống tích cực, có trách nhiệm công dân, có ý thức rèn luyện thể chất để đảm bảo sức khỏe, có nhận thức đúng đắn về đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần doanh nhân doanh nghiệp và có thể sống và làm việc hòa hợp với các môi trường kinh doanh quốc tế đa dạng.
2. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo (PLOs)
TT
|
CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
|
PHÂN LOẠI
|
Tổng quát
|
Chuyên ngành
|
PLO1
|
Khả năng vận dụng kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội trong lĩnh vực kinh tế
|
X
|
|
PLO2
|
Khả năng tư duy phản biện
|
X
|
|
PLO3
|
Khả năng tổ chức, làm việc nhóm và giao tiếp hiệu quả trong môi trường hội nhập quốc tế
|
X
|
|
PLO4
|
Thể hiện tính chủ động và tích cực trong học tập nghiên cứu đáp ứng yêu cầu học tập suốt đời
|
X
|
|
PLO5
|
Thể hiện ý thức tuân thủ pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội
|
X
|
|
PLO6
|
Khả năng vận dụng kiến thức nền tảng và chuyên sâu
để giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế
|
|
X
|
PLO7
|
Khả năng tham gia xây dựng và phát triển giải pháp ứng dụng trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế
|
|
X
|
PLO8
|
Khả năng nhận biết, nắm bắt và thích ứng với các xu hướng thay đổi trong kinh doanh quốc tế
|
|
X
|
3. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp:
- Nhân viên/quản lý kinh doanh xuất nhập khẩu/thương mại trong tất cả các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Nhân viên/quản lý vận hành kinh doanh, logistics, marketing, bán hàng trong các công ty đa quốc gia/doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Nhân viên thanh toán quốc tế trong các ngân hàng thương mại.
- Nhân viên cho các tổ chức chính phủ và phi chính phủ như: Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), tổ chức phi chính phủ (NGO).
- Chuyên viên các Sở, Ban, Ngành của nhà nước: chẳng hạn như, Sở công thương, Sở kế hoạch và đầu tư, Ban quản lý khu chế xuất khu công nghiệp, Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam, Hải quan và cảng vụ, bộ phận/cơ quan quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài, các bộ phận thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bảo hiểm xuất khẩu, tiếp thị quốc tế, tại các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu của các loại hình doanh nghiệp, bộ phận thanh toán quốc tế thuộc mọi thành phần kinh tế và ngân hàng, công ty vận tải biển, các công ty giao nhận hàng hóa (logistic), bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D) cho mọi thành phần kinh tế.
- Nghiên cứu viên và giảng viên tại các cơ sở giáo dục Cao đẳng, Đại học, Trung học chuyên nghiệp, và các cơ sở nghiên cứu; có thể đảm nhận công việc như tham gia nghiên cứu về lĩnh vực kinh doanh quốc tế và kinh tế quốc tế.
- Người học có khả năng tự học suốt đời để hoàn thiện bản thân và đáp ứng yêu cầu thực tế của công việc. Người học có thể học bổ sung một số học phần để đủ điều kiện nhận văn bằng cử nhân thứ hai tại một số ngành liên quan như Quản trị kinh doanh, Kinh tế quốc tế; có thể chuyển đổi với các chương trình đào tạo cử nhân quốc tế tương đương; có thể học tiếp lên chương trình cao học trong nước và quốc tế về Kinh doanh quốc tế.
4. Khối lượng kiến thức toàn khóa
Tổng số tín chỉ của Chương trình đào tạo là 122 đơn vị tín chỉ (đvtc), không bao gồm các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng.
5. Đối tượng tuyển sinh
Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp
Thực hiện theo các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các quy định chi tiết của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
7. Cách thức đánh giá
Cách thức đánh giá toàn bộ khóa học được dựa trên kết quả học tập của các học phần trong toàn bộ khóa học và mức độ đánh giá theo quy định chung của Trường.
8. Kết cấu và nội dung chương trình
MỤC
|
KHỐI KIẾN THỨC
|
SỐ HỌC PHẦN
|
SỐ TÍN CHỈ
|
TỶ LỆ (%)
|
1.1
|
GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
|
11
|
25
|
20,5
|
1.2
|
CƠ SỞ NGÀNH
|
15
|
43
|
35,2
|
1.3
|
NGÀNH VÀ CHUYÊN NGÀNH
|
16
|
54
|
44,3
|
|
TỔNG CỘNG
|
42
|
122
|
100
|
9. Hướng dẫn thực hiện
Thay thế Khóa luận tốt nghiệp: Trường hợp sinh viên không thực hiện học phần Khóa luận tốt nghiệp, nhóm các môn học thay thế phải có tổng số tín chỉ tương đương 9.
Các học phần Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng: Là điều kiện để xét công nhận tốt nghiệp (có chứng chỉ hoàn thành), không được sử dụng để tính điểm trung bình chung tích lũy.
Các môn học tiếng Anh: Không thiết kế các học phần tiếng Anh căn bản vào Chương trình đào tạo. Tiếng Anh chuyên ngành gồm 2 học phần với tổng số 5 đơn vị tín chỉ: Tiếng Anh chuyên ngành 1 (2 đvtc) và Tiếng Anh chuyên ngành KTQT (3 đvtc).
Chuẩn Tin học:
+ Điều kiện để học học phần Tin học ứng dụng: sinh viên đạt một trong các điều kiện sau đây:
- Sinh viên đạt yêu cầu trong kỳ kiểm tra trình độ Tin học đầu khóa do Trường tổ chức;
- Sinh viên có Chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản do Trường cấp;
- Sinh viên có các chứng chỉ khác tương đương theo thông báo của Trường.
Sinh viên thực hiện nộp các chứng chỉ để chứng minh trình độ tin học theo thông báo của Trường.
+ Chuẩn Tin học đầu ra: sinh viên đạt một trong các điều kiện sau đây:
- Sinh viên có Chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao do Trường cấp;
- Sinh viên có các chứng chỉ khác tương đương theo thông báo của Trường.
Sinh viên thực hiện nộp các chứng chỉ để chứng minh trình độ tin học theo thông báo của Trường.
Chuẩn tiếng Anh:
+ Điều kiện để học học phần tiếng Anh chuyên ngành: Sinh viên phải đạt điểm theo yêu cầu của Trường thông qua kỳ kiểm tra năng lực tiếng Anh đầu khóa, hoặc các điểm tiếng Anh quốc tế tương đương A2 (TOEIC 350, IELTS 3.5 ...). Sinh viên thực hiện nộp các chứng chỉ/chứng chận để chứng minh trình độ ngoại ngữ theo thông báo của Trường.
+ Chuẩn tiếng Anh đầu ra: Sinh viên phải đạt chuẩn đầu ra trình độ tiếng Anh tối thiểu ở bậc 3/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, hoặc có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương theo danh mục Trường thông báo; sinh viên thực hiện nộp các chứng chỉ/chứng chận để chứng minh trình độ ngoại ngữ theo thông báo của Trường.