TRỤ SỞ CHÍNH

  • 36 Tôn Thất Đạm, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh
  • (028) 38.971.640

Văn phòng Quận Thủ Đức

  • Lầu 2, Tòa nhà hiệu bộ, 56 Hoàng Diệu 2, Quận Thủ Đức, TPHCM
  • (028) 38.971.640

Chuyên ngành Kinh tế và Kinh doanh số

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG

TP. HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

 Tên chương trình:                KINH TẾ VÀ KINH DOANH SỐ

                                      (DIGITAL ECONOMY - BUSINESS)

Trình độ đào tạo:           ĐẠI HỌC

Ngành đào tạo:             KINH TẾ QUỐC TẾ

Mã số:                            7310106

Hình thức đào tạo:        CHÍNH QUY TẬP TRUNG                                

1. Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân chuyên ngành Kinh tế và kinh doanh số thuộc ngành Kinh tế quốc tế có năng lực đáp ứng yêu cầu bậc 6 trong khung trình độ quốc gia Việt Nam (ban hành theo Quyết định 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ), có kiến thức, kỹ năng, và thái độ chuyên nghiệp đáp ứng cho các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa.

2. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo (PLOs)

TT

CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

PHÂN LOẠI

Tổng quát

Chuyên ngành 

PLO1

Khả năng vận dụng kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội trong lĩnh vực kinh tế

X

 

PLO2

Khả năng tư duy phản biện

X

 

PLO3

Khả năng tổ chức, làm việc nhóm và giao tiếp hiệu quả trong môi trường hội nhập quốc tế

X

 

PLO4

Thể hiện tính chủ động và tích cực trong học tập nghiên cứu đáp ứng yêu cầu học tập suốt đời

X

 

PLO5

Thể hiện ý thức tuân thủ pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội

X

 

PLO6

Khả năng vận dụng kiến thức nền tảng và chuyên sâu để giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh tế số và chiến lược kinh doanh số, lãnh đạo và chuyển đổi tổ chức theo hướng công nghệ số

 

X

PLO7

Khả năng tham gia xây dựng và phát triển các giải pháp ứng dụng  với vai trò quản trị và điều hành hoặc trung gian kết nối giữa các chuyên gia và những người không chuyên trong lĩnh vực kinh tế và  kinh doanh số

 

X

PLO8

Khả năng nhận biết, nắm bắt và thích ứng với các xu hướng thay đổi trong các bối cảnh chuyển đổi từ mô hình kinh tế và kinh doanh truyền thống sang mô hình kinh tế số và kinh doanh số

 

X

3. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp:

Cử nhân Ngành Kinh tế quốc tế - chuyên ngành Kinh tế và kinh doanh số khi ra trường có thể hoàn toàn tự tin làm việc được trong cả khu vực Nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân tại các vị trí như:

- Các vị trí chuyên viên liên quan đến lập dự án và lập kế hoạch về chuyển đổi số, am hiểu về các vấn đề an toàn và bảo mật thông tin kinh tế tại các Bộ, Ngành từ Trung ương tới địa phương, các ngân hàng, các công ty tài chính, các công ty kinh doanh và kinh doanh trực tuyến;

- Các vị trí kinh doanh liên quan đến quản lý thương mại điện tử, quản lý hệ thống kinh doanh trực tuyến, quản lý kênh phân phối trực tuyến cho các doanh nghiệp sản xuất, tập đoàn kinh tế, công ty thương mại - dịch vụ...;

 - Các vị trí kinh doanh hoặc vị trí trung gian cầu nối giữa các ý tưởng kinh doanh số và các khả năng hiện có tại các doanh nghiệp nhằm cung cấp giải pháp thương mại điện tử, giải pháp kinh doanh trên nền tảng số phù hợp;

- Cán bộ kỹ thuật số hoặc các vị trí lãnh đạo liên quan kỹ thuật số (như giám đốc kỹ thuật số, nhà điều hành tiếp thị số, nhà điều hành công nghệ thông tin...) có vai trò giúp phát triển tổ chức thông qua sử dụng các dữ liệu số để đơn giản hóa cách thức hoạt động, xác định các mảng hoạt động kinh doanh tiềm năng trong tổ chức có thể số hóa mà vẫn tương tác hiệu quả với các mảng kinh doanh khác;

- Nghiên cứu, giảng dạy về Kinh tế số, Kinh doanh số tại các Viện nghiên cứu, Trường Đại học, Cao đẳng.

- Người học có khả năng tự học suốt đời để hoàn thiện bản thân và đáp ứng yêu cầu thực tế của công việc. Người học có thể học bổ sung một số học phần để đủ điều kiện nhận văn bằng cử nhân thứ hai tại một số ngành liên quan như Quản trị kinh doanh, Ngành Kinh tế quốc tế chuyên ngành Kinh tế quốc tế; Ngành Kinh tế quốc tế chuyên ngành Kinh doanh quốc tế; có thể chuyển đổi với các chương trình đào tạo cử nhân quốc tế tương đương; có thể học tiếp lên chương trình cao học trong nước và quốc tế về Kinh tế và kinh doanh số.

4. Khối lượng kiến thức toàn khóa

   Tổng số tín chỉ của Chương trình đào tạo là 122 tín chỉ, cộng với học phần giáo dục thể chất (05 tín chỉ) và giáo dục quốc phòng – an ninh (08 tín chỉ).

Các học phần giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng – an ninh được tính vào tổng số tín chỉ tích lũy, nhưng không tính vào điểm trung bình tích lũy học tập của sinh viên. Việc tích lũy đạt các học phần này là điều kiện để xét đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Đối tượng tuyển sinh

Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

Thực hiện theo các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các quy định chi tiết của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.

8. Kết cầu và nội dung chương trình

MỤC

KHỐI KIẾN THỨC

SỐ HỌC PHẦN

SỐ TÍN CHỈ

TỶ LỆ (%)

1.1

GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

11

25

20,5

1.2

CƠ SỞ NGÀNH

15

43

35,2

1.3

NGÀNH VÀ CHUYÊN NGÀNH

16

54

44,3

 

TỔNG CỘNG

42

122

100

(Trong đó, tổng số tín chỉ của các học phần tự chọn là 20 tín chỉ, chiếm tỉ lệ 16,4% phân bố ở các khối kiến thức khác nhau; tổng số tín chỉ của các học phần khác so với  CTĐT ngành Kinh tế quốc tế chuyên ngành Kinh tế Quốc tế tối thiểu là 28 tín chỉ, chiếm tỉ lệ 23%).

9. Hướng dẫn thực hiện

Thay thế Khóa luận tốt nghiệp: Trường hợp sinh viên không thực hiện học phần Khóa luận tốt nghiệp, nhóm các môn học thay thế phải có tổng số tín chỉ tương đương 9.

Các học phần Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng: Là điều kiện để xét công nhận tốt nghiệp (có chứng chỉ hoàn thành), không được sử dụng để tính điểm trung bình chung tích lũy.  

Các môn học tiếng Anh: Không thiết kế các học phần tiếng Anh căn bản vào Chương trình đào tạo. Tiếng Anh chuyên ngành gồm 2 học phần với tổng số 5 đơn vị tín chỉ: Tiếng Anh chuyên ngành 1 (2 đvtc) và Tiếng Anh chuyên ngành KTQT (3 đvtc).

Chuẩn Tin học:

+  Điều kiện để học học phần Tin học ứng dụng: sinh viên đạt một trong các điều kiện sau đây:

  1. Sinh viên đạt yêu cầu trong kỳ kiểm tra trình độ Tin học đầu khóa do Trường tổ chức;
  2. Sinh viên có Chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản do Trường cấp;
  3. Sinh viên có các chứng chỉ khác tương đương theo thông báo của Trường.

          Sinh viên thực hiện nộp các chứng chỉ để chứng minh trình độ tin học theo thông báo của Trường.

+  Chuẩn Tin học đầu ra: sinh viên đạt một trong các điều kiện sau đây:

  1. Sinh viên có Chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao do Trường cấp;
  2. Sinh viên có các chứng chỉ khác tương đương theo thông báo của Trường.

          Sinh viên thực hiện nộp các chứng chỉ để chứng minh trình độ tin học theo thông báo của Trường.

Chuẩn tiếng Anh:

+  Điều kiện để học học phần tiếng Anh chuyên ngành: Sinh viên phải đạt điểm theo yêu cầu của Trường thông qua kỳ kiểm tra năng lực tiếng Anh đầu khóa, hoặc các điểm tiếng Anh quốc tế tương đương A2 (TOEIC 350, IELTS 3.5 ...). Sinh viên thực hiện nộp các chứng chỉ/chứng chận để chứng minh trình độ ngoại ngữ theo thông báo của Trường.

Chuẩn tiếng Anh đầu ra: Sinh viên phải đạt chuẩn đầu ra trình độ tiếng Anh tối thiểu ở bậc 3/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, hoặc có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương theo danh mục Trường thông báo; sinh viên thực hiện nộp các chứng chỉ/chứng chận để chứng minh trình độ ngoại ngữ theo thông báo của Trường.

 

 

HIỆU TRƯỞNG

(đã ký)

 

 

 

Khoa Kinh tế Quốc tế

Liên hệ

  • TRỤ SỞ CHÍNH

    36 Tôn Thất Đạm, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh

    (028) 38.971.640

    khoaktqt@hub.edu.vn

  • Văn phòng Quận Thủ Đức

    Lầu 2, Tòa nhà hiệu bộ, 56 Hoàng Diệu 2, Quận Thủ Đức, TPHCM

    (028) 38.971.640

Liên kết mạng xã hội

Facebook Page