https://csrbankingbuh.sciencesconf.org/resource/page/id/4
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và xu thế tài chính số đang mang đến cho Việt Nam cơ hội to lớn từ tăng khả năng cung cấp sản phẩm dịch vụ hiện đại cho khách hàng; tăng khả năng tiếp cận thông tin, dữ liệu, kết nối, hợp tác; giảm chi phí, tăng năng suất lao động…. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra dự báo rằng, ngân hàng số sẽ là tương lai của ngành Ngân hàng nhưng cũng lại là mảnh đất màu mỡ để tội phạm sử dụng công nghệ cao khai thác phi pháp theo phương thức và công cụ tinh vi... Tội phạm sử dụng công nghệ cao tấn công vào lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam có xu hướng gia tăng nhanh chóng cả về số lượng lẫn mức độ tinh vi, diễn biến phức tạp và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Bên cạnh đó, Việt Nam đang tham gia ngày càng sâu rộng hơn vào sân chơi của khu vực và thế giới như gia nhập ASEAN, APEC, WTO và Cộng đồng Kinh tế chung ASEAN (AEC)... Thực tế cho thấy, hội nhập mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những thách thức về năng lực quản lý, năng lực cạnh tranh, hạ tầng cơ sở.... thì một vấn đề không nhỏ mà các ngân hàng Việt Nam cần phải lưu ý là Châu Á có lĩnh vực tài chính phát triển nhanh nhưng cũng nằm trong những khu vực nóng bỏng về tội phạm công nghệ cao với nguy cơ chiến tranh thông tin ngày một hiện hữu, diễn biến phức tạp. Như vậy, Việt Nam sẽ đứng trước thách thức to lớn đến từ rủi ro công nghệ gia tăng. Chính vì vậy, xét cả về mặt khoa học và thực tiễn thì rõ ràng, tội phạm sử dụng công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng là mối quan tâm lớn cả về phía cơ quan quản lý cũng như từ phía các ngân hàng.
Đứng trước các vấn đề này, Khoa Kinh tế - Viện Đại học Mở Hà Nội phối hợp với Khoa Kinh tế quốc tế - Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo “Tội phạm sử dụng công nghệ cao thời đại công nghệ 4.0 - Thách thức đối với ngành Ngân hàng” nhằm mục tiêu trao đổi, thảo luận với các chuyên gia, học giả tại các cơ quan ban ngành và các nhà quản lý, nhà thực hành đang công tác tại tại Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức các tổ chức có liên quan (Cục CNTT-NHNN; Cục cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao...), các ngân hàng, các doanh nghiệp trong việc phát hiện và phòng ngừa tội phạm sử dụng công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng nhằm duy trì niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng và an ninh xã hội.
Các nội dung (chủ đề) trao đổi chính:
- Hệ thống hóa lý thuyết về hoạt động tội phạm sử dụng công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng, trong đóchú trọng phân nhóm theo loại hình dịch vụ, công cụ ứng dụng và các loại hình tội phạm, các hình thái tội phạm
- Tổng kết một số kinh nghiệm thành công và thất bại của các nước trong việc phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng, trong đó chú trọng: (i) đánh giá sự phát triển của các loại hình công nghệ gắn với các tội phạm công nghệ khác nhau; (ii) phân nhóm về chính sách hạ tầng công nghệ xây dựng bộ tiêu chuẩn để đánh giá.
- Đánh giá thực trạng tội phạm sử dụng công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng Việt Nam trên các phương diện: hệ thống hóa các loại hình dịch vụ, công cụ ứng dụng và các loại hình tội phạm, các hình thái tội phạm.
- Phân tích hoạt động của các NHTM trong việc phát hiện và phòng ngừa tội phạm sử dụng công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian qua: nhân lực, chính sách hạ tầng công nghệ…
- Việc ban hành và tuân thủ hành lang pháp lý liên quan đến phát hiện và phòng ngừa tội phạm sử dụng công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng.
- Phân tích hoạt động của các tổ chức có liên quan (Cục CNTT-NHNN; Cục cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trung tâm Thông tin an toàn, Trung tâm Cảnh báo, Trung tâm Ứng cưu khẩn cấp máy tính Việt Nam...) trong việc phát hiện và phòng ngừa tội phạm sử dụng công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng.
- Phát hiện và phòng ngừa tội phạm sử dụng công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng nhằm bảo vệ tài sản, đảm bảo hoạt động an toàn, bảo vệ uy tín của hệ thống ngân hàng.
- Hoạt động của tội phạm sử dụng công nghệ cao tại ngân hàng (thực trạng tội phạm, cách xử lý truyền thông, cách phòng chống) trong ngân hàng.
- Nhận dạng các thách thức mới đối với xu thế phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ thanh toán, công nghệ hoạt động của hệ thống ngân hàng từ đó dẫn đến sự xuất hiện của tội phạm công nghệ cao: (i) - Phân tích xu hướng phát triển ngành Ngân hàng dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; (ii) - Phân tích quan điểm, định hướng phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian tới.
- Đề xuất một bộ tiêu chuẩn đánh giá quản trị rủi ro công nghệ của các ngân hàng thương mại và đưa ra các khuyến nghị phù hợp nhằm bảo vệ ngân hàng giảm rủi ro từ tội phạm sử dụng công nghệ cao.
- Xây dựng phương án phối hợp giữa các bộ ban ngành, các cơ quan liên quan trong phòng chống tội phạm.
- Xây dựng giải pháp phòng ngừa từ thế bị động sang thế chủ động, xây dựng các kịch bản để kiểm tra các tình huống tấn công của tội phạm.
- Các chủ đề khác liên quan.
- Lịch trình tổ chức:
+ Nhận bài viết toàn văn: 25/02/2018 đến 05/04/2018 (không thực hiện thu phí gửi bài của các tác giả)
+ Gửi thư mời và xác nhận tham dự: 5/04/2018 đến 10/04/2018
+ Hội thảo khoa học: Dự kiến sáng 17/04/2018
- Địa điểm tổ chức:
Viện Đại học Mở Hà Nội (B101 Nguyễn Hiền, Bách Khoa, Hai Bà Trưng, Hà Nội)
- Thành phần tham dự:
Các chuyên gia, học giả tại các cơ quan ban ngành và các nhà quản lý, nhà thực hành đang công tác tại tại Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức các tổ chức có liên quan (Cục CNTT-NHNN; Cục Cảnh sát Phòng chống Tội phạm Sử dụng Công nghệ cao...), các ngân hàng trong việc phát hiện và phòng ngừa tội phạm sử dụng công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng.
Ban tổ chức Hội thảo trân trọng gửi thư mời tới Quý nhà khoa học, quý chuyên gia, quý nhà quản lý tham gia viết bài.
- Bài viết sẽ gửi qua hệ thống khi chọn submit trên trang này
- Bài viết được chọn lọc sau hội thảo sẽ được tập hợp và biên tập để đăng trong kỷ yếu Hội thảo có chỉ số ISBN. Kỷ yếu Hội thảo sẽ được gửi sau Hội thảo bằng file mềm đến các tác giả có bài viết được đăng. Các tác giả có bài viết được đăng kỷ yếu Hội thảo có giấy phép ISBN sẽ được trao giấy chứng nhận.
- Thể thức bài viết: Được định dạng theo hướng dẫn trong phụ lục bên dưới
- Thông tin liên hệ khi cần: hoithao_ief2018@buh.edu.vn (Cô Lan Anh 0908412325)
Sự thành công của Hội thảo phụ thuộc rất nhiều vào sự tin tưởng, ủng hộ, góp ý của cộng đồng quý chuyên gia, quý nhà khoa học, quý nhà quản lý. Ban tổ chức rất mong nhận được sự ủng hộ và hợp tác viết bài của Quý vị.
Trân trọng cảm ơn.
Phụ lục: Mẫu định dạng bài viết hội thảo
TÊN BÀI VIẾT: TỘI PHẠM CÔNG NGHỆ CAO………………………………
Họ và tên kèm học hàm học vị (nếu có): Nguyễn Văn A
Tổ chức và nơi công tác: Email:
Tóm tắt:Tóm tắt tiếng Việt (từ 150 đến 200 từ): (cỡ chữ 11)
Từ khóa tiếng Việt (tối đa 5 từ khóa): (cỡ chữ 11)
1. MỞ ĐẦU
۔ Hãy nêu những lý do lựa chọn chủ đề của bài viết.
۔ Số lượng trang để dành viết cho nội dung này tối đa 1 trang
2. NỘI DUNG BÀI VIẾT
۔ Nội dung phân tích định tính và định lượng, đánh giá các vấn đề liên quan đến Hội thảo
۔ Phần này nên viết tối đa 6 trang
۔ Bài viết có định dạng:
+ Cách dòng Multiple 1.3; Cỡ chữ 12, font Times New Roman, A4
+ Giãn đoạn 0pt
+ Cách lề trên 2 cm, lề dưới 2 cm, lề trái 2 cm, lề phải 3 cm.
3. ĐỀ XUẤT
۔ Tác giả cần đi vào giải thích cụ thể:
+ Lý do
+ Nội dung đề xuất
+ Điều kiện thực hiện.
Cơ cấu tổ chức và con người
Điều kiện tài chính
Điều kiện về thời gian thực hiện
Điều kiện khác: …
۔ Số lượng trang để dành viết cho nội dung này tối đa 4 trang
۔ Bài viết có định dạng:
+ Cách dòng Multiple 1.3; Cỡ chữ 12, font Times New Roman, A4
+ Giãn đoạn 0pt
+ Cách lề trên 2 cm, lề dưới 2 cm, lề trái 2 cm, lề phải 3 cm.
4. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO (cỡ chữ 11)
Trích dẫn tài liệu tham khảo được chia làm 2 dạng chính: trích dẫn trong bài (in-text reference) và danh sách tài liệu tham khảo (reference list). Danh sách tài liệu tham khảo được đặt cuối bài viết, đánh số, mỗi trích dẫn trong bài viết phải tương ứng với danh mục nguồn tài liệu được liệt kê trong danh sách tài liệu tham khảo.
Ví dụ:
Hamada, T. (1999), “Principles of Information Management”, Journal of Information and Management, Vol.7, No.1, pp.12-34.
Yamada, T. (2000), An Introduction to Information Management, IM Publishers