TRỤ SỞ CHÍNH

  • 36 Tôn Thất Đạm, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh
  • (028) 38.971.640

Văn phòng Quận Thủ Đức

  • Lầu 2, Tòa nhà hiệu bộ, 56 Hoàng Diệu 2, Quận Thủ Đức, TPHCM
  • (028) 38.971.640

Hướng dẫn trình bày Khóa Luận Tốt Nghiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

*-*-*

HƯỚNG DẪN HÌNH THỨC TRÌNH BÀY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP  

(Tham khảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn số 140/HD-ĐHNH-ĐT, ngày 28/12/2012, Hướng dẫn trích dẫn và trình bày tài liệu tham khảo của của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ…)

1. Khái quát về cách trình bày

Bố cục của khóa luận tốt nghiệp được sắp xếp theo thứ tự như sau: 

(1)   Trang bìa

(2)   Lời cam đoan

(3)   Lời cảm ơn

(4)   Danh mục các từ viết tắt, bảng, hình

(5)   Mục lục

(6)   Tóm tắt

(7)   Nội dung chính: Chương 1, Chương 2…

(8)   Tài liệu tham khảo

(9)   Phụ lục

Không tính trang bìa, các trang từ “lời cam đoan” đến “lời mở đầu” (từ 2 đến 6) được đánh theo số thứ tự La Mã (nhỏ).

Chỉ từ trang nội dung chính đầu tiên của khóa luận tốt nghiệp (từ 7) mới được đánh số trang theo số A Rập (thứ tự toán học thông thường).

Giới hạn từ 60 đến 80 trang áp dụng cho phần nội dung chính (không tính tài liệu tham khảo và phụ lục).

2. Nộp khóa luận tốt nghiệp

Dưới sự giám sát của người hướng dẫn, sinh viên thực hiện đúng lịch nộp khóa luận tốt nghiệp (bản mềm và bản in).

-          Nộp khóa luận tốt nghiệp bằng bản in:  nộp ba (3) quyển in hai mặt, bìa mềm, nộp cho Văn phòng Khoa theo lịch được thông báo.

-          Nộp khóa luận tốt nghiệp bằng file mềm (file PDF và word):  

+        Khóa luận được lưu thành hai file. Tên file được đặt bằng tiếng Việt không có dấu như sau: Ten lop_Ten sinh vien_MSSV_Ten de tai. Ví dụ: 30KQ02_Nguyen Quang Anh_Phan tich cac nhan to tac dong den FDI.docx, 30KQ02_Nguyen Quang Anh_Phan tich cac nhan to tac dong den FDI.pdf.

+        Hai file nảy được chép vào đĩa CD đặt trong hộp có dán nhãn Ten lop_Ten sinh vien_MSSV_Ten de tai và nộp đĩa CD cho Văn phòng Khoa theo lịch được thông báo. Đồng thời gửi email Khoa: khoaktqt@buh.edu.vn với chủ đề Ten lop_Ten sinh vien_MSSV_Ten de tai.

3. Độ dài và nội dung

Khóa luận tốt nghiệp được phép có độ dài từ 60 đến 80 trang áp dụng cho phần nội dung chính (không tính phụ lục và tài liệu tham khảo). Các đặc điểm về hình thức của một trang nội dung (không áp dụng cho trang bìa):

Khổ giấy

A4 (in hai mặt)

Kiểu chữ và cỡ chữ

Times New Roman 13pt (Unicode)

Mật độ chữ

bình thường, không được nén hoặc kéo giãn khoảng cách giữa các chữ

Cách dòng

“1.5 lines” (trừ trường hợp sử dụng các ký hiệu toán học)

Cách đoạn

Auto

Canh lề

+ Left: 3 cm

+ Right: 2.5 cm

+ Top: 2.5 cm

+ Bottom: 2.5 cm

Header

1.5 cm (để trống)

Footer

1.5 cm (đánh số trang vào góc bên phải)

4. Cách trình bày chi tiết

-          Trang bìa:

+        Màu bìa: màu trắng với logo trường in màu hoặc đen (tùy chọn)

+        Khổ giấy: A4

+        Kiểu chữ: Times New Roman, in hoa

+        Cách dòng: 1.5 lines

+        Canh lề:

§  Lề trái: 3 cm

§  Lề phải: 2.5 cm

§  Trên: 2.5 cm

§  Dưới: 2.5 cm

+        Các nội dung trong trang bìa (theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trái qua phải):

§  Dòng chữ thứ nhất (cỡ chữ 12pt)

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (canh trái) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (canh phải)

§  Dòng chữ thứ hai (cỡ chữ 14pt)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Canh giữa)

§  Cách một (1) dòng

§  Logo trường (canh giữa)

§  Cách một (1) dòng

§  Dòng chữ thứ ba  (cỡ chữ 16 pt)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (canh giữa)

§  Cách hai (2) dòng

§  Dòng chữ thứ tư (cỡ chữ 16 pt, in nghiêng)

ĐỀ TÀI (canh giữa)

§  Dòng chữ thứ năm (cỡ chữ 20 pt)

§  Cách hai (2) dòng

§  Dòng chữ thứ sáu, thứ bảy và thứ tám (cỡ chữ 13pt, canh lề trái, cách lề trái 9 cm)

SVTH:

LỚP:

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:  

§  Cách ba (3) dòng

§  Dòng chữ thứ chín và thứ mười: cỡ chữ 13pt, canh giữa

TP. HỒ CHÍ MINH

NĂM

+        Bìa và gáy màu xanh lá cây mạ vàng (chỉ áp dụng cho những luận văn được lưu trữ ở thư viện)

§  Canh giữa:

§  Trường hợp Tiêu đề khóa luận tốt nghiệp quá dài, chỉ cần in Tiêu đề tóm tắt của khóa luận tốt nghiệp và dấu ba chấm (…)

Ví dụ: Minh họa gáy bìa của khóa luận tốt nghiệp

 

Nguyễn Quang Anh * Các nhân tố tác động đến FDI: Việt Nam và Malaysia * 2017

 

 

 

 

 

-          Lời cam đoan (trang i)

 

Tác giả cam kết chịu trách nhiệm về tính xác thực và độ tin cậy của khóa luận tốt nghiệp, đảm bảo đây là công trình nghiên cứu của chính tác giả, không sao chép một cách bất hợp lệ từ bất cứ nguồn nào.

Cách đánh số trang: số La Mã i (một)

-          Lời cảm ơn (trang ii)

Tác giả tự quyết định nội dung và cách viết lời cảm ơn, thể hiện sự cảm kích của tác giả đối với sự đóng góp và giúp đỡ của các bên có liên quan để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp (không nên lạm dụng lời cảm ơn vì như thế sẽ làm mất ý nghĩa của nó).

Cách đánh số trang: số La Mã ii (hai)

-          Danh mục các từ viết tắt; Danh mục hình; Danh mục bảng; Danh mục phụ lục

Tác giả điền danh mục các từ viết tắt, hình, bảng và phụ lục đã sử dụng trong nội dung khóa luận kèm chỉ dẫn về số trang để tiện tra cứu.

+        Danh mục các từ viết tắt, hình, bảng phải đồng nhất với Mục lục về cách trình bày.

+        Tiêu đề của các hình, bảng nên ngắn gọn. 

+        Trang danh mục từ viết tắt, hình, bảng được đánh số La Mã.

Việc đánh số bảng, hình, phương trình phải gắn với số chương (hình 3.4 có nghĩa là hình thứ 4 trong Chương 3). Tất cả hình, bảng lấy từ các nguồn khác phải được trích dẫn đầy đủ. Nguồn được trích dẫn phải được liệt kê chính xác trong danh mục Tài liệu tham khảo. Tiêu đề của bảng ghi phía trên bảng, tiêu đề của hình ghi phía dưới hình. Những bảng ngắn và hình phải đi liền với phần nội dung đề cập tới các bảng và hình này ở lần thứ nhất. Các bảng dài có thể để ở những trang riêng nhưng cũng phải tiếp theo ngay phần nội dung đề cập tới bảng này ở lần đầu tiên.

Các hình được đánh số và ghi đầy đủ tiêu đề, cỡ chữ phải bằng cỡ chữ sử dụng trong văn bản khóa luận tốt nghiệp. Khi đề cập đến các hình phải nêu rõ số của hình và bảng đó, ví dụ “… được nêu trong Bảng 4.1” hoặc “ (Hình 3.2)” mà không được viết “… được nêu trong bảng dưới đây” hoặc “trong đồ thị của X và Y sau”.

Việc trình bày phương trình toán học trên một dòng đơn hoặc dòng kép là tùy ý, tuy nhiên phải thống nhất trong toàn khóa luận tốt nghiệp. Khi ký hiệu xuất hiện lần đầu tiên thì phải giải thích và đơn vị tính phải đi kèm ngay trong phương trình có ký hiệu đó. Nếu cần thiết, danh mục của tất cả các ký hiệu, chữ viết tắt và nghĩa của chúng cần được liệt kê và trình bày trong phần đầu của khóa luận tốt nghiệp. Tất cả các phương trình cần được đánh số và để trong ngoặc đơn đặt bên phía lề phải. Nếu một nhóm phương trình mang cùng một số thì những số này cũng được để trong ngoặc, hoặc mỗi phương trình trong nhóm phương trình (5.1) có thể được đánh số là (5.1.1), (5.1.2), (5.1.3).

Không lạm dụng việc viết tắt, chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần; không viết tắt những cụm từ dài, cụm từ ít xuất hiện và mệnh đề trong khóa luận tốt nghiệp. Nếu cần viết tắt những từ thuật ngữ, tên các cơ quan, tổ chức… thì được viết tắt sau lần viết thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn. Nếu có nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các chữ viết tắt (xếp theo thứ tự ABC) ở phần đầu khóa luận tốt nghiệp.

-          Mục lục

Các chương và các tiểu mục chỉ được phép dao động từ hai (2) đến bốn (4) cấp. Chỉ có tên của các chương và tiểu mục cấp 2 (ví dụ 1.1.) được phép viết in hoa. Phải có ít nhất hai tiểu mục trong cùng một cấp.

-          Tóm tắt

Tóm tắt nội dung khóa luận tốt nghiệp không vượt quá 300 từ vì phần này sẽ được đưa vào cơ sở dữ liệu lưu trên hệ thống máy tính để truy cập nhanh.

Cách đánh số trang: số La Mã

-          Tên chương và các tiểu mục trong chương (trang 1, 2, 3, … , n-1)

Tên chương và các tiểu mục trong chương phải phù hợp với nội dung mà nó chứa đựng và phải giúp người đọc xác định rõ ràng nội dung tương ứng.

-          Các tiểu mục của khóa luận tốt nghiệp được trình bày và đánh số (từ thấp lên cao) thành nhóm chữ số, tối đa bốn (4) chữ số với chữ số thứ nhất chỉ số chương (ví dụ: 4.1.2.3. chỉ Tiểu mục 3 Nhóm Tiểu mục 2 Mục 1 Chương 4). Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất hai tiểu mục, nghĩa là không thể có tiểu mục 2.1.1 mà không có tiểu mục 2.1.2 tiếp theo.

-          Tiêu đề của các mục (cấp 2) và tiểu mục (cấp 3) có thể được in đậm. Tiêu đề cấp 2, cấp 3 và cấp 4 (nếu có) được viết hoa đầu dòng.

Ví dụ: Cách trình bày tên chương và các mục trong chương

Cấp 1

Canh giữa, in đậm, viết hoa

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU

Cấp 2

Canh trái, viết hoa, in đậm

1.1. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU

1.2. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Cấp 3

Canh trái, viết hoa đầu dòng (in đậm)

1.1.1. Mục tiêu chung

1.1.2. Mục tiêu cụ thể

Cấp 4

Canh trái, viết hoa đầu dòng (in nghiêng)

3.1.1.1. Mô hình nghiên cứu chi tiết

-          Trích dẫn và tài liệu tham khảo

Nội dung hướng dẫn việc trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo được trình bày trong tài liệu này là được biên soạn theo hệ thống trích dẫn APA. Theo hệ thống này, khóa luận cần ghi chú tại nơi thông tin được trích dẫn họ tác giả (tác giả nước ngoài) và năm xuất bản của tài liệu tham khảo và ghi chú tại nơi thông tin trích dẫn họ và tên đầy đủ của tác giả và năm xuất bản của tài liệu tham khảo (tác giả là người Việt Nam). Danh mục tài liệu tham khảo này được trình bày ở cuối khóa luận, trước phần phụ lục. Trong đó, cần liệt kê và cung cấp đầy đủ chi tiết của từng tài liệu tham khảo và được sắp xếp theo theo thứ tự ABC.

-          Hình thức trích dẫn

Khóa luận cần dẫn nguồn tài liệu rõ ràng, đầy đủ và chính xác cho tất cả các thông tin, số liệu, quan điểm, nhận định hay đánh giá sử dụng trong khóa luận từ các tác giả khác. Thông thường, việc trích dẫn tài liệu tham khảo giúp hỗ trợ và làm vững chắc mạch suy nghĩ hoặc luận điểm của của tác giả. Vì vậy, việc trích dẫn tài liệu than khảo đầy đủ, rõ ràng và chính xác giúp làm tăng tính khoa học và tính thuyết phục của khóa luận. Có hai cách trích dẫn, trích dẫn trực tiếp và trích dẫn gián tiếp.

Trích dẫn trực tiếp (direct quotation) là cách trích dẫn trong đó người viết dẫn nguyên văn trong ngoặc kép một phần câu, một câu văn hay một đoạn văn vào trong bài viết từ tác giả khác. Cách trích dẫn này thường được áp dụng trong các trường hợp sau: (i) đó là một câu văn tương đối đặc biệt và mức độ ảnh hưởng của nội dung câu văn hoặc độ chính xác của ngữ nghĩa sẽ giảm đi nếu như câu văn đó được diễn tả lại theo ngôn từ của người viết; (ii) người viết muốn nhấn mạnh hoặc sử dụng “câu văn” như vậy để hỗ trợ cho quan điểm của mình. Khi sử dụng cách trích dẫn trực tiếp, tác giả khóa luận cần cung cấp thêm thông tin về số trang tài liệu ở đó xuất hiện câu văn hoặc đoạn văn được trích dẫn trực tiếp. Việc trích dẫn một (hoặc một vài) số liệu cụ thể, hình… từ các tác giả khác cũng được xem là cách trích dẫn trực tiếp và khóa luận cần cung cấp thêm thông tin về số của trang tài liệu trong đó hàm chứa thông tin trích dẫn.

Dưới đây là một vài ví dụ về cách trích dẫn trực tiếp trong bài viết:

Nguyễn Văn A (2010, trang 50) cho rằng “việc không dẫn nguồn thông tin đầy đủ là một thực trạng khá phổ biến trong các khóa luận của sinh viên Việt Nam”.

…“việc không dẫn nguồn thông tin đầy đủ là một thực trạng khá phổ biến trong các khóa luận của sinh viên Việt Nam” (Nguyễn Văn A, 2010; trang 50).

Trích dẫn gián tiếp (paraphrasing) là việc người viết viết lại một cụm từ hay ý tưởng của tác giả khác bằng từ ngữ riêng của mình. Với cách trích dẫn này, người viết chỉ cần ghi chú thông tin về tên tác giả và năm xuất bản của tài liệu tại nơi trích dẫn mà không cần cung cấp số của trang tài liệu bao hàm cụm từ hay ý tưởng đó. Dưới đây là một vài ví dụ về cách trích dẫn gián tiếp trong bài viết:

Sinh viên Việt Nam thường không dẫn nguồn cho các thông tin mà họ trích dẫn trong khóa luận của mình (Nguyễn Văn A, 2010).

Các khóa luận của sinh viên Việt Nam thường không tuân thủ quy định về dẫn nguồn tài liệu tham khảo (Nguyễn Văn A, 2010).

Nguyễn Văn A (2010) nêu lên thực trạng không dẫn nguồn tài liệu tham khảo một cách đầy đủ trong các khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Việt Nam. 

-          Một số nguyên tắc trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo cần lưu ý

+        Mọi ý kiến, quan điểm, khái niệm, nhận định, đánh giá… trích dẫn trong khóa luận đều phải ghi rõ là của tác giả nào và năm xuất bản của tài liệu tham khảo; sau đó, trong danh mục tài liệu tham khảo cần cung cấp chi tiết đầy đủ về tài liệu tham khảo đó.

+        Trong trường hợp người phản biện hoặc thành viên hội đồng chấm khóa luận hoặc một độc giả quan tâm nào đó phát hiện khóa luận không tuân thủ quy định về trích dẫn và dẫn nguồn một cách minh bạch và đầy đủ, khóa luận đó được xem là có hiện tượng đạo văn và sẽ không được duyệt để bảo vệ trước hội đồng hoặc bị đánh rớt nếu tình trạng đạo văn được cho là trầm trọng. 

+        Không trích dẫn những kiến thức phổ biến mà ai cũng có thể biết.

+        Nếu không có điều kiện tiếp cận được một tài liệu gốc mà phải trích dẫn thông qua một tài liệu khác thì phải ghi rõ cách trích dẫn này ngay trong phần trình bày của nội dung, đồng thời tài liệu gốc đó không được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo của khóa luận.

+        Khi cần trích dẫn một đoạn lớn hơn hai câu hoặc bốn dòng đánh máy thì có thể sử dụng dấu ngoặc kép để mở đầu và kết thúc phần trích dẫn. Nếu cần trích dẫn dài hơn thì phải tách phần này thành đoạn riêng khỏi phần nội dung đang trình bày, với lề trái lùi vào thêm 2cm; trong trường hợp này, toàn bộ đoạn trích dẫn (bắt đầu và kết thúc đoạn trích dẫn) không cần phải sử dụng dấu ngoặc kép. Ví dụ:

+        Cuối cùng người nghiên cứu phải thông báo kết quả cho người khác bằng việc viết báo cáo khoa học, mô tả các vấn đề nghiên cứu, cách thức họ thực hiện công trình hay dự án nghiên cứu, và cái gì họ đã khám phá  được từ nghiên cứu này (Nguyễn Thị Cành, 2004; trang 20).

+        Khi trích dẫn, không ghi học hàm, học vị của tác giả trong văn bản khóa luận cũng như trong danh mục tài liệu tham khảo ở cuối khóa luận.

+        Trong trường hợp tác giả là một tổ chức thì tên tác giả chính là tên đầy đủ của tổ chức đó. Có thể sử dụng tên viết tắt của tổ chức đó làm tên tác giả nếu như tên viết tắt của tổ chức đó tương đối phổ biến và được nhiều người biết đến.

+        Khi trích dẫn tài liệu tiếng Việt của tác giả Việt Nam, ghi đầy đủ họ và tên của tác giả.

+        Tất cả các tài liệu được trích dẫn trong khóa luận phải được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo với các chi tiết về tài liệu đó theo các ví dụ hướng dẫn ở Mục 8.3.

+        Các tài liệu trong danh mục tài liệu tham khảo được sắp xếp theo thứ tự ABC của tên tác giả. Danh mục tài liệu tham khảo chia thành hai nhóm danh mục tài liệu tham khảo, một nhóm tài liệu tiếng Việt và một nhóm tài liệu tiếng Anh (hoặc tiếng nước ngoài khác).

+        Hạn chế trích dẫn các tài liệu có nguồn gốc không rõ ràng – ví dụ, các tài liệu không có tên tác giả, không có năm xuất bản hoặc các trang web có độ tin cậy thấp.

+        Sách và bài báo thường là hai loại tài liệu được sử dụng tham khảo phổ biến. Khi liệt kê tài liệu tham khảo trong danh mục tài liệu tham khảo, lưu ý trình bày tên sách và tên tạp chí bằng chữ in nghiêng. Tên bài báo đặt trong dấu ngoặc ‘…’. Xem các ví dụ cụ thể trong Bảng 2.1 về cách lập danh mục tài liệu tham khảo cho các tài liệu này và các tài liệu khác.

-          Các ví dụ trích dẫn trong bài viết và lập danh mục tài liệu tham khảo

Bảng 1 trình bày các ví dụ minh họa về trích dẫn và trình bày danh mục tài liệu tham khảo. Bảng 1 có 3 cột. Cột thứ nhất liệt kê các loại tài liệu mà khóa luận có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo. Cột thứ hai bao gồm các ví dụ về cách trích dẫn. Cột thứ ba trình bày cách liệt kê các thông tin tương ứng với từng loại tài liệu tham khảo trong danh mục tài liệu tham khảo.

Bảng 1: Các ví dụ về trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo

Loại tài liệu

Ví dụ trích dẫn

trong bài viết

Ví dụ trình bày danh mục tài liệu tham khảo

 

Sách

Sách: một tác giả

(tiếng Việt)

Nguyễn Thị Cành (2004) cho rằng …

hoặc (Nguyễn Thị Cành, 2004)

Nguyễn Thị Cành (1997). Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế, NXB Đại học Quốc gia, TP. Hồ Chí Minh.

Sách: một tác giả

(tiếng Anh)

(Holt, 1997) hoặc Holt (1997) viết rằng …

Holt, D. H. (1997). Management principles and practices, Prentice-Hall, Sydney.

Sách: hai hoặc ba tác giả (tiếng Việt)

(Đặng Phong và Đỗ Minh Đức, 2009)

Đặng Phong và Đỗ Minh Đức (2009). Những mũi đột phá trong kinh tế thời trước đổi mới, NXB Khoa học và Xã hội, Hà Nội.

Sách: hai hoặc ba tác giả (tiếng Anh)

(McCarthy, William và Pascale, 1997)

McCarthey, E. J., William. D. P. and Pascale, G. Q. (1997). Basic marketing, Irwin, Sydney.

Sách: nhiều hơn ba tác giả (tiếng Việt)

(Nguyễn Trần Phúc và ctg, 2007)

Nguyễn Trần Phúc, Nguyễn Thị Nhung, Lê Phan Thị Diệu Thảo và Lê Thị Anh Đào (2007). Thị trường ngoại hối và các giao dịch ngoại hối, NXB Thống kê, TP. Hồ Chí Minh.

Sách: nhiều hơn ba tác giả (tiếng Anh)

(Eiteman và ctg, 2008)

Eiteman, D., Daly, K., Rath, S., Stonehill, A. and Moffett, M. (2008). Multinational business finance, Pearson, Frenchs Forest.

Sách: không tác giả

(A history of Greece 1994)

A history of Greece (1994). Irwin, Sydney.

Sách: hiệu đính (tiếng Việt)

(HĐ. Lê Quốc Lý, 2004)

Lê Quốc Lý (Hiệu đính) (2004). Quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội.

Sách: hiệu đính (tiếng Anh)

(Ed. Chew, 1991)

Chew, D. (Ed.) (1991). New development in commercial banking, Basil Blackwell, Massachusetts.

Sách: tác giả là một tổ chức (tiếng Việt)

(Bộ Tài chính, 2007)

Bộ Tài chính (2007). Một số vấn đề về kinh tế - tài chính Việt Nam, NXB Tài chính, Hà Nội.

Sách: tác giả là một tổ chức (tiếng Anh)

(Australian Bureau of Agricultural and Resource Economics, 2001)

Australian Bureau of Agricultural and Resource Economics (2001). Aquaculture development in Australia: a review of key economic issues, ABARE, Canberra.

Sách: một chương sách hoặc một bài viết trong cuốn sách hiệu đính (tiếng Việt)

(Lê Huy Trọng, 2004)

Lê Huy Trọng (2004). Thực trạng về quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong thời gian qua trong Quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam, hiệu đính bởi Lê Quốc Lý, NXB Thống kê, Hà Nội, trang 152-85.

Sách: một chương sách hoặc một bài viết trong cuốn sách hiệu đính (tiếng Anh)

“A number of disturbing facts intrude” (Milkman 1998, p. 25)

Milkman, R. 1998, ‘The new American workplace: high road or low road?’ in Workplaces of the future, eds P. Thompson & C Warhurst, Macmillan Press, London, pp. 22-34.

Sách: tái bản (tiếng Việt)

(Phạm Thành Nghị, 2013)

Phạm Thành Nghị (2013). Tâm lý học giáo dục, tái bản lần 1, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.

Sách: tái bản (tiếng Anh)

(Drafke, 2009)

Drafke, M (2009). The human side of organizations, 10th edn, Pearson/Prentice Hall, Upper Saddle River, N. J.

Sách: nhiều cuốn sách của cùng một tác giả trong cùng một năm (tiếng Việt)

(Nguyễn Văn Tuấn, 2013a)

(Nguyễn Văn Tuấn, 2013b)

Nguyễn Văn Tuấn (2013a). Đi vào nghiên cứu khoa học, NXB Tổn hợp, TP. HCM

Nguyễn Văn Tuấn (2013b). Từ nghiên cứu đến công bố: kỹ năng mềm cho nhà khoa học, NXB Tổng hợp, TP. Hồ Chí Minh.

 

Sách: nhiều cuốn sách của cùng một tác giả trong cùng một năm (tiếng Anh)

(Bond, 1991a)

 

(Bond, 1991b)

Bond, G. (1991a). Business ethics, McGraw-Hill, Sydney

Bond, G. (1991b). Corporate governance, Iwin, London

Bài tạp chí

Bài tạp chí: ấn bản thường kỳ (tiếng Việt)

(Võ Hồng Đức và Nguyễn Đình Thiên, 2013)

Võ Hồng Đức và Nguyễn Đình Thiên (2013). ‘Đánh giá hiệu quả và tính ổn định của ngân hàng thương mại qua lăng kính phân tích tài chính’, Công nghệ Ngân hàng, số 90 (tháng 9/20130, trang 27-37)

Bài tạp chí: ấn bản thường kỳ (tiếng Anh)

(Gagnon và Ihrig, 2004)

Gagnon, J. E. and Ihrig, J. (2004). ‘Monetary policy and exchange rate passthrough’, International Journal of Finance and economics, (9) 4, 315-38

Bài tạp chí: bài điện tử ( tiếng Anh)

(Chang và Velasco, 2000)

Chang, R. and Velasco, A. (2000). ‘Exchange rate policy for developing countries’, The American Economic Review, 90 (2)71-75. Available from: Proquest [20 June 2010]

Tài liệu từ Internet

Webpage: Có tên tác giả và năm xuất bản (tiếng Việt)

(Song Linh, 2008)

Song Linh (2008). Dự đoán đồng Việt Nam phá giá tới 40 phần trăm là không có cơ sở, truy cập tại <http://www.vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2008/06/3BA03103> [ngày truy cập: 06/06/2008]

Webpage: Có tên tác giả và năm xuất bản (tiếng Anh)

(Janda, 2014)

Janda, M. (2014). Quiet tide of underemployed wait longer to get more work, Available from

, [26 February 2014]

Webpage: Có tên tác giả, nhưng không có năm xuất bản (tiếng Anh)

(Jones, n.d.)

Jones, M.D., n.d., Commentary on indigenous housing initiatives, Available from <http://www.architecture.com.au> [10 May 2009].

Tài liệu từ Website (tiếng Việt)

(Tổng cục Thống kê, 2014)

Tổng cục Thống kê (2014). Thông báo tóm tắt một số kết quả sơ bộ cuộc điều tra tình hình sử dụng thông tin thống kê năm 2013, truy cập tại ,[truy cập ngày 14/02/2014]

Tài liệu từ Website (tiếng Anh)

(Australian Securities Exchange 2009)

Australian Securities Exchange 2009, Market information, Available from , [10 June 2009].

Blog

(tiếng Việt)

(Lê Hồng Giang, 2014)

Lê Hồng Giang (2014). ‘Big Mac Index’, 13/02/2013, Le Giang: Blog, truy cập tại . [14 February 2014]

Blog

(tiếng Anh)

(Mankiw, 2014)

Mankiw, G. (2014). ‘If Obamacare reduced labor supply, will it raise wages?’, 11 February 2014, Greg Mankiw: Blog, Available from . [14 February 2014].

Thông tin doanh nghiệp

Báo cáo công ty

(Vietcombank, 2006)

Vietcombank (2006). Báo cáo thường niên 2005, truy cập tại , [20 June 2007].

Số liệu tài chính

(Datastream, 2009)

Datastream (2009). S&PASX200 daily index data 2000-2009, Available from: Datastream, [20 May 2009].

Bài viết hội thảo

Bài viết đăng trên kỷ yếu hội thảo: in thành ấn bản (tiếng Việt)

(Nguyễn Kim Anh và Phạm Thị Hoàng Oanh, 2007)

Nguyễn Kim Anh và Phạm Thị Hoàng Oanh (2007). ‘Ứng dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại các ngân hàng thương mại Việt Nam’, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Các giải pháp phát triển các thị trường phái sinh ở Việt Nam do Hội đồng Khoa học và Công nghệ Ngân hàng, Vụ Chiến lược Phát triển Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam biên tập, Hà Nội, trang 61-75.

Bài viết đăng trên kỷ yếu hội thảo: in thành ấn bản (tiếng Anh)

(Riley, 1992)

Riley, D. (1992). ‘Industrial relations in Australian education’, in Contemporary Australasian industrial relations: Proceedings of the sixth AIRAANZ conference, ed. D. Blackmur, AIRAANZ, Sydney, pp. 124-140.

Bài viết đăng trên kỷ yếu hội thảo: điện tử

(Fan và ctg, 2000)

Fan, W., Gordon, M. D. and Pathak, R. (2000). ‘Personalization of search engine services for effective retrieval and knowledge management’, Proceedings of the twenty-first international conference on information systems, pp. 20-34. Available from: ACM Portal: ACM Digital Library, [24 June 2004].

Bài đăng báo

Báo: báo in (tiếng Việt)

(Hạnh Nhung, 2014)

Hạnh Nhung (2014). ‘Ì ạch tăng trưởng tín dụng đầu năm’, Sài Gòn Giải Phóng ngày 7 tháng 3, p. 3.

Báo: báo in (tiếng Anh)

(Ionesco, 2001)

Ionesco, J. (2001). ‘Federal election: nw Chip in politics’, The advertiser 23 October, p. 10.

Báo: Điện tử (tiếng Việt)

(Sông Trà, 2014)

Sông Trà (2014). ‘Năm 2014, tập trung kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng giá’, Nhân dân ngày 17 tháng 2, truy cập tại , [truy cập ngày 14/02/2014]

Báo: Điện tử (tiếng Anh)

(Liondis, 2014)

Liondis, G. (2014). ‘Australian banks among world’s safest: S&P’, The Sydney Morning Herald 17 February, Available from , [17 February 2014].

Bài giảng

Bài giảng (tiếng Việt)

(Nguyễn Văn A, 2014)

Nguyễn Văn A (2014). Hệ thống tiền tệ quốc tế, bài giảng môn Tài chính Quốc tế, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, ngày 20/02/2014.

Bài giảng (tiếng Anh)

(Foster, 2004)

Foster, T. (2004). Balance sheets, lecture notes distributed in Financial Accounting 101 at the University of Western Australia, Crawley on 2 November 2005.

Luận văn, luận án

Luận án: Không có xuất bản (tiếng Việt)

(Trần Thế Sao, 2010)

Trần Thế Sao (2010). Nghiên cứu các giải pháp tài chính – tiền tệ kiểm soát lạm phát trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.

Luận án: Không có xuất bản (tiếng Anh)

(Andrewartha, 2001)

Andrewartha, R. (2001). A comparative analysis of logging systems in Vanuatu Rainforests, PhD thesis, School of Integrative Biology, The University of Queensland.

Luận án: Có xuất bản

(May, 2007)

May, B. (2007). A survey of radial velocities in the zodiacal dust cloud, Bristol UK, Canopus Publishing.

Ngoài các loại tài liệu tham khảo được đề cập ở trên, các tài liệu thuộc hình thức truyền thông  như: phim, CD, Video, VCD, DVD, chương trình truyền hình, chương trình phát thanh… cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo. Đối với các tài liệu này, tác giả khóa luận cũng cần dẫn nguồn đầy đủ và chi tiết các thông tin về tác giả, năm sản xuất, ngày giờ phát thanh/phát hình và các thông tin về đơn vị sản xuất hoặc đơn vị phát thanh/phát hình.  Tác giả khóa luận cũng cần nêu rõ định dạng của hình thức truyền thông trong ngoặc đơn ngay sau tên của phim, CD, Video, VCD, DVD, chương trình phát thanh/truyền hình.

Dưới đây là ví dụ về phần trình bày danh mục tài liệu tham khảo cuối khóa luận (trước phần phụ lục). Tác giả khóa luận có thể chia thành hai nhóm tài liệu tham khảo, nhóm Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt và nhóm Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Anh. Các tài liệu tham khảo được sắp xếp theo thứ tự ABC tên của tác giả.

-          Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt

Bộ Tài chính  (2007). Một số vấn đề về kinh tế - tài chính Việt Nam, NXB Tài chính, Hà Nội.

Đặng Phong và Đỗ Minh Đức (2009). Những mũi đột phá trong kinh tế thời trước đổi mới, NXB Khoa học và Xã hội, Hà Nội.

Lê Hồng Giang (2014). ‘Big Mac Index’, 13/02/2013, Le Giang: Blog, truy cập tại , [14 February 2014].

Lê Huy Trọng (2004). ‘Thực trạng về quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong thời gian qua’ trong Quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam, hiệu đính bởi Lê Quốc Lý, NXB Thống kê, Hà Nội, trang 152-85.

Lê Quốc Lý (hiệu đính) (2004). Quản lý ngoại hồi và điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội.

Nguyễn Kim Anh và Phạm Thị Hoàng Oanh (2007). ‘Ứng dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại các ngân hàng thương mại Việt Nam’, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Các giải pháp phát triển các thị trường phái sinh ở Việt Nam do Hội đồng Khoa học và Công nghệ Ngân hàng, Vụ Chiến lược Phát triển Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam biên tập, Hà Nội,  trang 61-75.

Nguyễn Thị Cành (1997). Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế, NXB Đại học Quốc gia, TP. Hồ Chí Minh.

Nguyễn Trần Phúc, Nguyễn Thị Nhung, Lê Phan Thị Diệu Thảo và Lê Thị Anh Đào (2007).  Thị trường ngoại hối và các giao dịch ngoại hối, NXB Thống kê, TP. Hồ Chí Minh.

Nguyễn Văn A (2014). Hệ thống tiền tệ quốc tế, bài giảng môn Tài chính Quốc tế, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, ngày 20/02/2014.

Nguyễn Văn Tuấn (2013a). Đi vào nghiên cứu khoa học, NXB Tổng hợp, TP. HCM

Nguyễn Văn Tuấn (2013b). Từ nghiên cứu đến công bố: kỹ năng mềm cho nhà khoa học, NXB Tổng  hợp, TP. Hồ Chí Minh.

Phạm Thành Nghị (2013). Tâm lý học giáo dục, tái bản lần 1, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.

Song Linh (2008). Dự đoán đồng Việt Nam phá giá tới 40 phần trăm là không có cơ sở, truy cập tại <http://www.vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2008/06/3BA03103> [ngày truy cập: 06/06/2008]

Sông Trà (2014). ‘Năm 2014, tập trung kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng giá’, Nhân dân ngày 17 tháng 2, truy cập tại , [truy cập ngày 14/02/2014]

Tổng cục Thống kê (2014). Thông báo tóm tắt một số kết quả sơ bộ cuộc điều tra tình hình sử dụng thông tin thống kê năm 2013, truy cập tại , [truy cập ngày 14/02/2014].

Trần Thế Sao (2010). Nghiên cứu các giải pháp tài chính – tiền tệ kiểm soát lạm phát trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.

Vietcombank (2006). Báo cáo thường niên 2005, truy cập tại , [20 June 2007].

Võ Hồng Đức và Nguyễn Đình Thiên (2013). ‘Đánh giá hiệu quả và tính ổn định của ngân hàng thương mại qua lăng kính phân tích tài chính’, Tạp chí Công Nghệ Ngân hàng, Số 90 (tháng 9/20130,  trang 27-37

-          Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Anh

Australian Bureau of Agricultural and Resource Economics (2001). Aquaculture development in Australia: A review of key economic issues, ABARE, Canberra.

Australian Securities Exchange (2009). Market information, Available from , [10 June 2009].

Bond, G. (1991a). Business ethics, McGraw-Hill, Sydney

Bond, G. (1991b). Corporate Governance, Iwin, London

Chew, D. (Ed.) (1991). New development in commercial banking, Basil Blackwell, Massachusetts.

Datastream (2009). S&PASX200 daily index data 2000-2009, Available from: Datastream, [20 May 2009].

Drafke, M. (2009). The human side of organizations, 10th edn, Pearson/Prentice Hall, Upper Saddle River, N. J.

Eiteman, D., Daly, K., Rath, S., Stonehill, A. and Moffett, M. (2008). Multinational business finance, Pearson, Frenchs Forest.

Fan, W., Gordon, M. D. and Pathak, R. (2000). ‘Personalization of search engine services for effective retrieval and knowledge management’, Proceedings of the twenty-first international conference on information systems, pp. 20-34. Available from: ACM Portal: ACM Digital Library, [24 June 2004].

Foster, T. (2004). Balance sheets, lecture notes distributed in Financial Accounting 101 at the University of Western Australia, Crawley on 2 November 2005.

Gagnon, J. E. and Ihrig, J. (2004). ‘Monetary policy and exchange rate passthrough’, International Journal of Finance and economics,  9 (4), 15-38

Holt, D. H. (1997). Management principles and practices, Prentice-Hall, Sydney.

Ionesco, J. (2001). ‘Federal election: NW Chip in politics’, The Advertiser 23 October, p. 10.

Janda, M. (2014). Quiet tide of underemployed wait longer to get more work, Available from  , [26 February 2014].

Liondis, G. (2014). Australian banks among world’s safest: S&P, The Sydney Morning Herald 17 February, Available from , [17 February 2014].

-          Phụ lục

Phần này bao gồm nội dung cần thiết nhằm minh họa hoặc hỗ trợ cho nội dung khóa luận tốt nghiệp như số liệu, mẫu biểu, tranh ảnh… Phụ lục không được dày hơn phần chính của khóa luận tốt nghiệp.

Ví dụ:

Phụ lục 1: Bảng câu hỏi

Phụ lục 2: Quy trình kiểm soát

 

5. Minh họa cách trình bày khóa luận tốt nghiệp

 

Ví dụ: Minh họa trang bìa của khóa luận

 

 

Ví dụ: Minh họa trang bìa lót của khóa luận

 

 

 

Ví dụ: Minh họa trang Lời cam đoan (trang i)

 


Ví dụ: Minh họa trang Lời cảm ơn (trang ii)


 
 

 

 

 

 

 

                                                  

 

ktqt_danh-sach-goi-y-ten-khoa-luan-tot-nghiep-docx-0509201725659CH.docx Download
ktqt_huong-dan-trinh-bay-khoa-luan-tot-nghiep-docx-0509201725659CH.docx Download

Khoa Kinh tế Quốc tế

Liên hệ

  • TRỤ SỞ CHÍNH

    36 Tôn Thất Đạm, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh

    (028) 38.971.640

    khoaktqt@hub.edu.vn

  • Văn phòng Quận Thủ Đức

    Lầu 2, Tòa nhà hiệu bộ, 56 Hoàng Diệu 2, Quận Thủ Đức, TPHCM

    (028) 38.971.640

Liên kết mạng xã hội

Facebook Page