- Hệ thống đảm bảo chất lượng
Hệ thống đảm bảo chất lượng nội bộ của khoa Kinh tế Quốc tế được thiết kế, xây dựng, và phát triển nhằm hướng đến liên tục đánh giá, đo lường, kiểm soát, duy trì và cải thiện chất lượng trong quản lý và đào tạo. Hệ thống đảm bảo chất lượng hướng đến đáp ứng tốt triết lý, tầm nhìn và sứ mệnh của Khoa phù hợp với hệ giá trị, mục tiêu, chiến lược của đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh (HUB) và đáp ứng tốt yêu cầu của các bên có liên quan. Có hai mục tiêu chính trong thiết kế và vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong của Khoa là:
- Nhằm đánh giá, đo lường, kiểm soát chất lượng toàn diện và trên cơ sở đó đảm bảo và nâng cao chất lượng;
- Sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn, qui định của các tổ chức, cơ quan kiểm định chất lượng bên ngoài (trong và ngoài nước) như Bộ Giáo dục và Đào tạo, AUN-QA, Afnor.
- Giá trị cốt lõi
Trên quan điểm đó, hệ thống đảm bảo chất lượng của Khoa là một hệ thống mở, sẵn sàng lắng nghe và khuyến khích sự tham dự của tất cả các bên có liên quan như sinh viên, cựu sinh viên, nhà tuyển dụng, giảng viên. Hệ thống này cũng có đầu vào là các hướng dẫn, qui định, yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước; Bộ Giáo dục và Đào tạo, HUB, hệ thống pháp luật Việt Nam và các tổ chức kiểm định uy tín mà nhà trường lựa chọn; Với mục tiêu trên, Khoa Kinh tế Quốc tế tại HUB xác định giá trị cốt lõi cần đạt được trong quá trình vận hành Hệ thống đảm bảo chất lượng nội bộ như sau:
- Cam kết của cấp lãnh đạo cao nhất (Ban Chủ nhiệm khoa) là yếu tố tiên quyết quyết định sự thành công của chất lượng;
- Tập trung vào khách hàng: toàn bộ các hoạt động của Khoa hướng đến chất lượng phục vụ cao nhất cho các “khách hàng” chính bên trong và bên ngoài, bao gồm sinh viên, giảng viên, cán bộ công nhân viên, nhà tuyển dụng, và cộng đồng doanh nghiệp;
- Tham dự của các bên có liên quan: chất lượng cần được thiết kế, kiểm soát từ nhiều góc nhìn khác nhau;
- Liên tục cải tiến: Cơ sở của những cải thiện dựa trên dữ liệu khách quan, trung thực, minh bạch, công khai từ: So sánh với các tiêu chuẩn bên trong và bên ngoài với các thực tiễn tốt trong nội bộ Khoa; Các dữ liệu, thông tin về đảm bảo chất lượng chia sẻ một cách hiệu quả và minh bạch đến tất cả các bên có liên quan.
- Đặc điểm về cấu trúc tổ chức và nhiệm vụ
Cấu trúc tổ chức về hoạt động đảm bảo chất lượng đã được thống nhất từ Trường và đến Khoa. Khoa đã phân công:
- 01 Lãnh đạo Khoa trực tiếp phụ trách công tác đảm bảo chất lượng;
- Tổ đảm bảo chất lượng của Khoa cũng đã được thành lập với các thành viên kiêm nhiệm trong các giảng viên và bộ phận hành chính.
Nhiệm vụ
- Phổ biến hệ thống đảm bảo chất lượng đến cán bộ giảng viên của Khoa để đảm bảo rằng tất cả các quy định liên quan đến QA được thực hiện, phân tích, ghi chép và phổ biến;
- Hàng năm, tham gia hỗ trợ xây dựng mục tiêu, chiến lược, kế hoạch hành động và phân tích KPI;
- Xây dựng, cải tiến hệ cơ sở dữ liệu bao gồm các hồ sơ minh chứng, các quy trình đảm bảo chất lượng bên trong chuẩn bị cho công tác đánh giá ngoài;
- Lưu trữ và cung cấp các minh chứng trong hoạt động liên quan đến công tác đảm bảo chất lượng của Khoa;
- Định kỳ, thực hiện báo cáo phản hồi khảo sát và đề xuất giải pháp cải tiến với lãnh đạo nhằm hướng đên tăng cường chất lượng hoạt động quản lý, đào tạo của Khoa;
- Báo cáo hàng năm (Annual Report).
4. Chứng nhận đảm bảo chất lượng
- Giấy chứng nhận Đạt tiêu chuẩn chất lượng giao dục của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tao Việt Nam (MOET);
- Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2015 của Tổ chức Afnor của Cộng hoà Pháp