TRỤ SỞ CHÍNH

  • 36 Tôn Thất Đạm, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh
  • (028) 38.971.640

Văn phòng Quận Thủ Đức

  • Lầu 2, Tòa nhà hiệu bộ, 56 Hoàng Diệu 2, Quận Thủ Đức, TPHCM
  • (028) 38.971.640

NHỮNG THẮC MẮC THƯỜNG GẶP VỀ NGÀNH KINH TẾ QUỐC TẾ

Ngành Kinh tế Quốc tế cung cấp cho người học những kiến thức chung về quản trị và kiến thức chuyên sâu thuộc lĩnh vực ngoại thương như đầu tư quốc tế, logistics, vận tải quốc tế, thanh toán quốc tế, marketing quốc tế, hoạch định chiến lược kinh doanh quốc tế.

Mục tiêu đào tạo của ngành Kinh tế Quốc tế?

Chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành Kinh tế quốc tế đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học có kiến thức chuyên môn sâu, kỹ năng nghề nghiệp vững vàng, đạo đức và thái độ đúng đắn, có sức khỏe để tham gia, triển khai và quản lý các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu,  giải quyết các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực Kinh tế quốc tế.

Chương trình hướng đến các giá trị cốt lõi nổi bật: Kiến thức chuyên môn sâu và hiện đại theo chuẩn quốc tế; Năng lực tự nghiên cứu, tự học; năng lực thực hành và ứng dụng; Kỹ năng mềm và năng lực dẫn dắt; Năng lực ngoại ngữ và khả năng hội nhập quốc tế.

2. Triển vọng nghề nghiệp của ngành Kinh tế Quốc tế?

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể đảm nhận vị trí chuyên viên xuất nhập khẩu, chuyên viên thanh toán quốc tế,  đánh giá hiệu quả các phương án kinh doanh mua bán quốc tế hoặc là chuyên viên tư vấn, nghiên cứu về các lĩnh vực kinh tế - kinh doanh - đầu tư có yếu tố quốc tế.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế quốc tế có thể làm việc trong các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, các công ty dịch vụ giao nhận, khai báo hải quan, cơ quan Hải quan, các ngân hàng, quỹ đầu tư quốc tế, các viện - trung tâm nghiên cứu quốc tế, bộ phận chuyên trách về quản lý kinh tế xã hội và quan hệ kinh tế quốc tế tại các cơ quan quản lý nhà nước.

Về các vị trí nghề nghiệp cụ thể tiêu biểu bao gồm:

  • Chuyên viên Kinh doanh xuất nhập khẩu
  • Chuyên viên Marketing quốc tế
  • Chuyên viên Kinh doanh quốc tế
  • Chuyên viên Quản trị Thương mại quốc tế
  • Chuyên viên Quản trị logistics quốc tế
  • Chuyên viên Thanh toán quốc tế
  • Chuyên viên Quản lý bán hàng quốc tế
  • Chuyên viên Nghiên cứu chính sách thương mại quốc tế
  • Chuyên viên Xúc tiến thương mại quốc tế
  • Chuyên viên Quản trị chuỗi cung ứng
  • Chuyên viên Quản trị kinh doanh quốc tế

Triết lý đào tạo của ngành Kinh tế Quốc tế?

Ngành Kinh tế quốc tế đề cao giá trị đạo đức, sự tận tâm với người học và tính chuyên nghiệp. Giảng viên khoa là người bạn đồng hành, là người dìu dắt sinh viên trên hành trình phát triển bản thân, là cầu nối để sinh viên đặt ra mục tiêu học tập, quyết tâm thực hiện mục tiêu và rèn luyện mình để có thể vượt qua các thách thức và nắm bắt các cơ hội của môi trường làm việc thực tế. Khoa Kinh tế quốc tế mong mỏi sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành kinh tế quốc tế sẽ “Giỏi về chuyên môn, thành thạo về vi tính, lưu loát về ngoại ngữ và chuyên nghiệp về phong cách”.

Phương pháp tiếp cận và phát triển năng lực của ngành Kinh tế Quốc tế?

Để thực hiện nhiệm vụ đồng hành và hướng dẫn sinh viên phát triển kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, Khoa Kinh tế Quốc tế lựa chọn “tư duy toàn cầu, ứng dụng địa phương” (GLO*CAL=GLOBAL + LOCAL= Think GLOBAL + Act LOCAL) để xây dựng chương trình đào tạo. Chương trình đào chú trọng cân bằng lý thuyết-thực tiễn, hướng đến sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế quốc tế có  “Tầm nhìn tổng thể, tư duy phản biện và năng lực phân tích thực hành”.

Tố chất phù hợp với ngành Kinh tế Quốc tế?

NHỮNG THẮC MẮC THƯỜNG GẶP VỀ  NGÀNH KINH TẾ QUỐC TẾ

Những tố chất cần thiết để sinh viên có thể lựa chọn ngành Kinh tế Quốc tế:

  • Yêu thích môi trường làm việc quốc tế
  • Nhanh nhẹn, hoạt bát, giao tiếp tốt
  • Năng động, tự tin, quyết đoán
  • Chịu áp lực tốt, thích môi trường cạnh tranh
  • Có năng khiếu về ngoại ngữ, đam mê lĩnh vực kinh doanh.

Nếu chọn học ngành Kinh tế Quốc tế của Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM tôi sẽ được tham gia các chương trình thực tế và câu lạc bộ kỹ năng gì?

Nếu chọn học ngành Kinh tế Quốc tế bạn sẽ có cơ hội tham gia:

  • Khóa ngắn hạn hải quan, xuất nhập khẩu
  • Tour doanh nghiệp (thăm Tân Cảng và các doanh nghiệp liên quan đến ngành nghề)
  • Cuộc thi Tài năng Logistics Việt Nam do câu lạc bộ Kinh doanh và kinh tế quốc tế (IBEC) tổ chức
  • Cuộc thi Raise your Voice Câu lạc bộ tiếng Anh quốc tế (IEC) tổ chức
  • Đội hình chuyên hội nhập do Đoàn khoa tổ chức vào chiến dịch mùa hè xanh
  • Giải cờ vua do Câu lạc bộ cờ vua quốc tế (ICC) tổ chức thường xuyên
  • Nhóm kinh doanh khởi nghiệp do câu lạc bộ Kinh doanh và kinh tế quốc tế (IBEC) tổ chức
  • Xuân tình nguyện do Đoàn Khoa tổ chức vào các dịp tết cổ truyền.

Chương trình ngành Kinh tế quốc tế có gì khác với ngành Kinh doanh quốc tế?

Ngành kinh tế quốc tế có phạm vi rộng hơn, sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế quốc tế có thể chọn lựa cơ hội nghề nghiệp như chuyên viên kinh doanh xuất nhập khẩu, logistics, hải quan, Thanh toán quốc tế như ngành Kinh doanh quốc tế. Đồng thời có thể chọn các cơ hội nghề nghiệp thiên về hướng học thuật nghiên cứu tại các Cơ quan quản lý nhà nước về các hoạt động thương mại quốc tế hoặc các viện, các trường đại học….

Thời gian đào tạo ngành Kinh tế Quốc tế trong bao lâu?

Thiết kế thời gian tổ chức đào tạo là 04 năm với 08 học kỳ với 129 tín chỉ. Sinh viên đủ điều kiện có thể đăng ký học vượt và hoàn thành chương trình trong 2.5 năm. Bên cạnh đó Trường còn tổ chức các học kỳ hè theo nhu cầu của sinh viên để học lại, học cải thiện hoặc học vượt.

Ngành Kinh tế quốc tế có gì khác với  ngành Quản trị kinh doanh

Ngành Kinh tế Quốc tế cung cấp cho người học những kiến thức chung về quản trị và kiến thức chuyên sâu thuộc lĩnh vực ngoại thương như đầu tư quốc tế, logistics, vận tải quốc tế, thanh toán quốc tế, marketing quốc tế, hoạch định chiến lược kinh doanh quốc tế. Các bạn có thể hiểu, đây là công việc giao dịch giữa các quốc gia với nhau, nhằm mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế.

Ngành Quản trị kinh doanh được hiểu là việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm việc tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa năng suất và hiệu suất, bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý để quản lý hoạt động kinh doanh.

Đây là 2 ngành đều thuộc nhóm ngành kinh doanh và quản lý, đồng thời kiến thức nền tảng cơ bản tương đối giống nhau nên 2 ngành đều đòi hỏi bạn là người đam mê lĩnh vực kinh doanh, thêm vào đó sự năng động, tự tin, mạnh mẽ và quyết đoán, có tư duy logic, nhạy bén, thích giao tiếp với nhiều người và có khả năng thuyết phục người khác. Riêng ngành Kinh tế quốc tế sẽ đòi hỏi thêm ở người học năng lực ngoại ngữ cùng tố chất hướng ngoại.

Logistics được thể hiện như thế nào khi học ngành Kinh tế quốc tế

Rất nhiều quốc gia có thị trường tiêu dùng lớn và đa dạng, nhưng để các sản phẩm có thể tấn công các thị trường mong muốn, các doanh nghiệp phải dựa vào mạng lưới thương mại quốc tế rộng lớn. Ngày nay, sản phẩm được mua tại quốc gia này có thể có nguồn gốc từ một (hoặc nhiều) quốc gia khác. Các công ty đều phải nhờ đến chuyên gia quen thuộc cũng như nắm rõ sự thay đổi luật lệ và quy định hải quan quốc tế (kiến thức về ngân hàng quốc tế cũng là một điểm cộng lớn). Thông thường, đây là các kiến thức cơ bản của các chuyên viên xuất nhập khẩu đã phát triển mối quan hệ kinh doanh với các khách hàng và đối tác nước ngoài. Ngoài ra, các kiến thức khác về ngành kinh tế quốc tế cũng vô cùng quan trọng. Các công việc phù hợp với kỹ năng này bao gồm: Chuyên viên xuất nhập khẩu, Tư vấn viên, Quản lý vận tải, Quản lý Logistics quốc tế.

Học phí ngành Kinh tế quốc tế bao nhiêu 1 năm

Mức học phí chỉ với 250.000 đồng/ tín chỉ (đối với năm học 2019-2020)

Khi học ngành Kinh tế Quốc tế tại BUH, các bạn có được hỗ trợ về mặt kinh phí không?

Hiện nay, để tạo điểu kiện khuyến khích các em trong học tập. Vào mỗi đợt tuyển sinh khoa KTQT sẽ chọn ra 03 sinh viên có điểm tuyển sinh cao nhất để trao học bổng “Vào ngành”. Mà học bổng này chỉ dành riêng cho sinh viên khoa KTQT.

Ngoài ra, Khoa Kinh tế Quốc tế còn có học bổng giành cho những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn muốn vươn lên trong cuộc sống như: Học bổng “ Lan tỏa yêu thương”; học bổng “Yêu thương nhân đôi”.

Để khuyến khích các bạn sinh viên tìm tòi, sáng tạo, nghiên cứu khoa học, khoa còn hỗ trợ học bổng “Nghiên cứu khoa học”

Chương trình đào tạo có nặng hơn so với các ngành khác không?

Các ngành thuộc khối ngành Kinh tế kinh doanh quản lý (Tài chính – Ngân hàng, Kinh tế quốc tế, Quản trị kinh doanh, Hệ thống thông tin quản lý, Kế toán) đều học 129 tín chỉ.

Cơ hội làm việc trong môi trường quốc tế với thu nhập cao và trở thành công dân toàn cầu là những gì mà người học có thể đạt được sau khi tốt nghiệp ngành Kinh tế quốc tế BUH. Mã ngành: 7310106

Kinh tế - Kinh doanh quốc tế, con đường ngắn nhất để trở thành công dân toàn cầu

Mã ngành: 7310106

Khoa Kinh tế Quốc tế

Liên hệ

  • TRỤ SỞ CHÍNH

    36 Tôn Thất Đạm, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh

    (028) 38.971.640

    khoaktqt@hub.edu.vn

  • Văn phòng Quận Thủ Đức

    Lầu 2, Tòa nhà hiệu bộ, 56 Hoàng Diệu 2, Quận Thủ Đức, TPHCM

    (028) 38.971.640

Liên kết mạng xã hội

Facebook Page