- Triển lãm quốc tế logistics quy mô lớn lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
Ngày 11/5, Bộ Công Thương cùng Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam và Công ty VINEXAD tổ chức tọa đàm giới thiệu Triển lãm Quốc tế logistics quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam, triển lãm diễn ra vào ngày 10 - 12/8/2023 tại Nhà B, Trung tâm Triển lãm và Hội nghị TP.HCM.
Logistics ngày càng phát triển về lượng lẫn chất đã đưa kết quả đóng góp của xuất nhập khẩu hàng hóa lên tới 732,5 tỷ USD, Việt Nam xếp thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu. Song, lĩnh vực này vẫn còn một số yếu điểm cần được khắc phục.
Do đó, để đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho logistics Việt Nam, buổi triển lãm chính là cơ hội để doanh nghiệp logistics giới thiệu, giao lưu và kết nối đến các đối tác trong và ngoài nước nhằm tối ưu hoá quy trình logistics của doanh nghiệp, cải thiện khuyết điểm.
Triển lãm sẽ có 4 nhóm ngành chính: vận tải và giao nhận; dịch vụ và thiết bị kho bãi/nhà xưởng; đóng gói và chuỗi cung ứng lạnh; ứng dụng công nghệ logistics. Hầu hết các doanh nghiệp đều có thể tham gia. Trong đó, sản phẩm và dịch vụ về công nghệ được quan tâm nhiều nhất.
2. Cụm cảng Cái Mép - Thị Vải vẫn gặp khó trong việc thu hút nguồn hàng
Giai đoạn 2021-2022, COVID-19 và sự biến động nền kinh tế - chính trị thế giới đã tác động nghiêm trọng đến vận tải cảng, đặc biệt trong 3 tháng đầu năm 2023, sản lượng hàng qua cụm cảng Cái Mép – Thị Vải giảm đến khoảng 30%, gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Ngày 20/5, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã phối hợp với Công ty cổ phần Gemadept tổ chức tọa đàm để giải quyết vấn đề này. Trong đó, có 2 vấn đề được nêu ra là những ưu – khuyết điểm của cụm cảng Cái Mép – Thị Vải và giải pháp khắc phục khó khăn hiện tại.
Cảng có một số thế mạnh như: thời gian quay vòng thấp nhất ASEAN, đảm nhận 70-80% hàng xuất khẩu của Đồng bằng sông Cửu Long... Song, những hạn chế là thứ khiến cảng khó thu hút nguồn hàng: hệ sinh thái logistics chưa được đầu tư đủ, chi phí cao, dịch vụ hậu cần còn kém…
Một số biện pháp được đề ra là: tăng cường hệ thống hạ tầng kết nối cảng biển; chủ động tiếp cận nguồn hàng; quy hoạch đất tạo hệ sinh thái logistics, cải thiện nghiệp vụ thủ tục… Cuối cùng, mục tiêu được nhấn mạnh là phát triển cảng Cái Mép – Thị Vải thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất, có tầm cỡ khu vực Châu Á, thế giới.
Sự kiện thu hút sự quan tâm của nhiều đại diện bộ, ban, ngành và các cơ quan báo chí