Năm 2023, nền kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi sau đại dịch Covid-19, tuy nhiên tốc độ hồi phục còn chậm. Nhu cầu yếu, chi phí tăng kéo lùi hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư, thương mại. Những chính sách của Hoa Kỳ cũng tác động mạnh mẽ đến sự thay đổi trong chính sách tài chính tiền tệ của các nền kinh tế lớn trên thế giới. Tất cả các yếu tố trên đều có ảnh hưởng đến sự phát triển ngành dịch vụ Logistics của Việt Nam. Tuy nhiên, ngành dịch vụ Logistics của Việt Nam vẫn giữa được mức tăng trưởng ổn định với chỉ số LPI đứng thứ 43, thuộc 5 nước đứng đầu ASEAN.
Hình: Thị trường Logistics Việt Nam được xếp hạng 10 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu.
Năm 2024, dự báo nền kinh tế thế giới sẽ phục hồi dù tốc độ còn chậm. Tuy nhiên quy mô xuất nhập khẩu của Việt Nam đang tăng trở lại, đây là cơ hội cho các doanh nghiệp dịch vụ Logistics tìm lại đơn hàng, phục hồi kinh doanh. Cùng với đó là xu hướng dịch chuyển đầu tư tạo nên xung lực mới cho sản xuất công nghiệp, tạo thêm nguồn cung hàng hóa cho dịch vụ Logistics. Thành phố Hồ Chí Minh được cho là địa phương có năng lực cạnh tranh logistics cao nhất trong cả nước bởi vì nơi đây tập trung rất nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này.